Đầu in mã vạch là bộ phận vô cùng quan trọng và có chi phí rất cao mỗi khi thay thế, chiếm gần 50% giá trị của máy in. Do đó việc sử dụng và vệ sinh đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ đầu in, tiết kiệm chi phí thay thế linh kiện và không làm gián đoạn hiệu suất công việc.

Sau đây là 8 nguyên nhân dễ mắc phải làm hỏng đầu in, sẽ giúp hạn chế và sử dụng đúng cách.

1: Sử dụng mực in (ribbon) và chất liệu tem nhãn in không đúng

Mực in mã vạch Resin AS1 Ribbon Toshiba
Resin AS1 Ribbon Toshiba

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho đầu in sớm phải thay thế.

Mỗi một thương hiệu máy in sẽ có từng loại mực in phù hợp. Do được sản xuất chung dây chuyền nên đầu in và mực in cùng hãng sẽ tối ưu hiệu suất và tuổi thọ đầu in tối đa nhất.

Nhiều người sử dụng thậm chí chỉ quan tâm đến giá cả của giấy mà không để ý điều này là nguyên nhân khiến đầu in của mình bị hỏng. Giấy quá dầy hoặc quá mỏng, mực không rõ nguồn gốc nên chứa nhiều tạp chất lẫn bên trong. Do đó người sử dụng cần phải lựa chọn những nhà cung cấp uy tin có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Đừng vì tham hàng rẻ mà bỏ qua chất lượng.

Cần sử dụng mực in có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, nhất là máy in hiệu nào nên mua mực in hiệu đó hoặc theo tư vấn của nhà cung cấp để chọn được loại mực in chất lượng phù hợp nhất.

2: Không vệ sinh đầu in và máy in

Vệ sinh máy in và đầu in mã vạch đúng cách
Vệ sinh máy in và đầu in mã vạch

Những nhà sản xuất máy in lớn như Toshiba, Zebra, Avery, Sato, Espon khuyên người sử dụng nên vệ sinh máy in sau khoảng 3 lần thay giấy. Và đầu in thì cần được vệ sinh thường xuyên hơn. Vì trong quá trình sử dụng những bụi bẩn, vệt mực có thể gây bẩn máy. Bụi bẩn và cặn có thể bám, dính lên đầu in và điều này về lâu dài sẽ gây ra xước đầu in. Hãy luôn nhớ rằng đầu in cũng giống như gương mặt của ta, lúc nào cũng cần được sạch sẽ…

3: Không vệ sinh máy in và đầu in đúng cách

Vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách
Vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách

Trong quá trình sử dụng, đầu in có thể bị bám bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Khi in, tại vị trí bị bụi bẩn có thể sẽ bị mờ hoặc không ra mực. Đối với trường hợp này, bạn chỉ cần dùng khăn mềm để lau sạch đầu in là đã có thể sử dụng bình thường.

Đầu in và máy in phải luôn được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Không nên sử dụng bất kỳ vật nhọn nào để cạy giấy hay cặn bụi bẩn vướng vào đầu in. Phải sử dụng khăn vải mềm để làm sạch đầu in. Không vệ sinh máy hay vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân làm xước đầu in, làm bụi bẩn len vào đầu in làm trục trặc, xước.

Không sử dụng dao để tháo nhãn!

4: Môi trường sử dụng có quá nhiều bụi bẩn

Môi trường có quá nhiều bụi bẩn sẽ bám dính trên bề mặt giấy in, mặt mực in ribbon, đầu in, trong khi đó nhiệt độ ẩm cao sẽ làm máy in hoạt động không bình thường các linh kiện, cảm biến  trên đầu in có thể bị gỉ sét dẫn đến mẫu in bị mờ hoặc không ra chữ.

Tem nhãn in mã vạch cũng vậy, bạn nên bảo quản tem nhãn trong môi trường sạch sẽ, nhiệt độ ổn định sẽ không làm cho bề mặt tem nhãn bị cứng, chai sạn và luôn giữ được sự mềm mại. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những loại tem nhãn tốt như giấy Fasson, giấy UPM…

Mực in mã vạch Ag3 wax resin
Mực in mã vạch Ag3 wax resin

Khi bạn mua tem nhãn và mực về thì nên bảo quản trong thùng giấy, tránh những nơi ấm thấp hoặc ánh sáng mặt trời. Bạn nên yêu cầu nhà cung cấp bọc một lớp nilon bên ngoài tem giây cho bạn, để bảo quản giấy được tốt hơn.

5: Do môi trường làm việc và yếu tố con người

Môi trường bụi bẩ, độ ẩm cao sẽ làm hư hỏng đầu in
Môi trường bụi bẩ, độ ẩm cao sẽ làm hư hỏng đầu in

Môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn, bàn đặt máy in mã vạch thì tạm bợ không chắc chắn. Khiến cho máy in mã vạch trong khi sử dụng bị rung lắc, điều này. Nếu điều này kéo dài thì có thể khiến cho đầu in không còn chắc chắn, rất nhanh phải thay thế đầu in.

Giấy in bị bẩn hoặc đầu in bị bám sạn nhưng bạn không biết. Khi máy in hoạt động những hạt sạn này sẽ tác động lên đầu in, làm cho đầu in bị trầy xước. Lúc này bản in của bạn sẽ bị mất một phần ngay tại vị trí trầy xước

Máy in mã vạch nên được đặt trên bàn làm việc chắc chắn

Con người cũng là một nhân tố tác động đến tuổi thọ của đầu in mã vach. Bạn sử dụng cần thận, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng. Hay đơn giản cách dùng của bạn. Bạn bị ép thời gian nên tăng tốc độ in để kịp tiến độ sếp giao. Đây cũng là cách khiến đầu in sớm được thay thế. Chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý thay đổi cài đặt máy nếu không có sự tư vấn của nhà cung cấp. Dù vô tình hay cố ý có thể những thay đổi này dẫn đến hỏng hóc cho máy in mã vạch

7: Tụt cáp, lỏng cáp đầu in

Tụt cáp lỏng cáp máy in mã vạch
Tụt cáp lỏng cáp máy in mã vạch

Ngoài những nguyên nhân làm hỏng đầu in nhiệt mà Apex Đỉnh đã nêu bên trên. Còn một nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc hỏng đầu in nhiệt của máy in hóa đơn.

Trong quá trình sử dụng, bạn có thể đã làm rơi máy in hoặc va chạm mạnh vào một nơi nào đó, làm cho cáp đầu in bị lỏng hoặc tụt ra. Lúc này, đầu in không thể nhận được tín hiệu xử lý từ bộ điều khiển dẫn đến việc máy in không hiện chữ.

8: Hết tuổi thọ

Hết tuổi thọ đầu in mã vạch
Hết tuổi thọ đầu in mã vạch

Các đầu in nhiệt của máy in mã vạch đều có một tuổi thọ nhất định. Thông thường tuổi thọ của đầu in được xác định bằng tổng chiều dài tem nhãn đã in tính bằng  km (vài chục hoặc vài trăm km). In khi đạt mức này, đầu in sẽ gặp trục trặc hoặc hỏng hẵn. Nếu như gặp trường hợp này thì bạn chỉ còn cách thay đầu in hoặc sắm một bộ máy in hóa đơn mới để thay thể mà thôi.


Apex Đỉnh Thiên chuyên cung cấp các dòng máy in mã vạch Toshiba cho các hệ thống bán lẻ, sản xuất thương mại..

Máy POS tính tiền cảm ứng POSIFLEX
Máy kiểm kê kho hàng CASIO
Máy quét mã vạch
Máy in bill, hóa đơn

Chi tiết liên hệ phòng kinh doanh:

  • 0944 959 503 – 0902 745 902
  • 94 Tạ Quang Bửu, P5, Q8, HCM