Câu 1 : Máy in mã vạch có gì khác biệt so với các loại máy in khác trên thị trường như máy in kim, in phun, in Laser ? Trả lời: Có những khác biệt như sau:
· Khác biệt về công nghệ:
Máy in mã vạch là loại máy in truyền nhiệt . Khi in đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Với công nghệ in truyền nhiệt, máy in mã vạch không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film, v.v…được ứng dụng trong dân dụng và trong công nghiệp. Trong khi đó các loại máy in văn phòng chủ yếu chỉ in trên giấy.lpl1257302995
· Khác biệt về cấu tạo:
Máy in mã vạch được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, được thiết kế in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá trong khi các loại máy in văn phòng không có cấu tạo để in giấy cuộn. Máy in mã vạch là loại định cấu hình bằng Firmware do đó khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng. Các loại máy in dân dụng chỉ cần có driver điều khiển và phần mềm để in là xong trong khi các loại máy in mã vạch phải định cấu hình bằng Firmware mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt. Nếu không máy sẽ báo lỗi và không in được. Tuy nhiên bạn không nên lo ngại về điều này vì khi bạn mua máy in mã vạch thì trách nhiệm của người bán máy phải hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Firmware thành thạo.
Câu 2: Tôi đọc tài liệu kỹ thuật thấy các loại máy in nhãn mã vạch chỉ có độ phân giải in là 203 hoặc 300dpi (dots per inch). Tại sao lại thấp như vậy trong khi 1 máy in phun ngày nay có độ phân giải vào khoảng 720×720 dpi ?
Trả lời: Bạn hiểu sai về khái niệm “độ phân giải in” của máy in. Ta không thể so sánh độ phân giải của loại máy in này với độ phân giải của loại máy in khác vì kích thước các phần tử in của mỗi công nghệ in có thể rất khác nhau. Thí dụ, độ phân giải của 1 máy in kim trung bình là 360×360 dpi, của 1 máy in phun trung bình là 720×720 dpi, của 1 máy in laser 1200×1200 dpi. Nhưng máy in nhiệt in nét đẹp hơn nhiều so với in kim và in phun. Chỉ có thể so sánh độ phân giải in trong cùng 1 chủng loại máy in.
- Xem thêm: Máy in mã vạch
- Xem thêm: Máy bán hàng POS
- Xem thêm: Máy kiểm kho
Câu 3: Nếu tôi muốn mua 1 loại máy in mã vạch thì tôi nên mua loại máy như thế nào ?
Trả lời: Bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in nhãn mã vạch có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho bạn nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn một máy in mã vạch có cấu hình trung bình. Trước khi mua một máy in nhãn mã vạch, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
1. Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn mã vạch có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
2. Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm. Do đó bạn phải để ý đến điều này.
3. Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM.
4. Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.
5. Tốc độ in (Print Speed): Bạn nên có một máy in nhãn mã vạch có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in nhãn có tốc độ từ 2 – 8 ips.
Câu 4: Tốc độ in cao có lợi hoặc hại gì cho máy không ?
Trả lời: Tốc độ in cao có lợi là rút ngắn thời gian sản xuất nhãn, nhưng nó lại làm cho đầu in mau mòn giống như khi ta cầm giũa để giũa một vật. Tốc độ giũa càng cao thì vật càng mau mòn. Tốc độ in càng cao còn làm cho chất lượng hình ảnh bị giảm đi một chút. Tốt nhất là để tốc độ in ở mức trung bình (cỡ 4 – 6 ips) để vừa bảo vệ đầu in (giá đến hơn 400 USD) vừa cho ra chất lượng hình ảnh tốt.
- Xem thêm: Máy quét mã vạch
- Xem thêm: Máy in hóa đơn, in bill
Câu 5: Còn thế nào là nhiệt độ in, nó ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh ?
Trả lời: Nhiệt độ in tức là nhiệt độ đầu in. Trong công nghệ in truyền nhiệt, khi in đầu in nóng lên ở những phần tử in (Print elements) nằm trên đầu in. Nhiệt lượng này sẽ truyền qua ruy băng làm chảy mực và in lên vật liệu in. Nhiệt độ cao sẽ làm chảy mực nhiều và hình ảnh sẽ rất sậm, nhưng nhiệt độ cao quá hình có thể bị lem. Nhiệt độ thấp, mực sẽ chảy ít làm cho hình bị nhạt đi, thấp quá thì hình in không rõ, chỗ đậm chỗ lợt. Một số máy in có nhiệt độ tự động theo loại ribbon đang sử dụng, nhưng đa số các máy in mã vạch đều có thể chỉnh được nhiệt độ bằng Firmware. Khi đầu in bị mòn hoặc bị lão hoá, cần phải tăng nhiệt độ, tăng áp lực mới có thể in rõ. Bạn không nên lo lắng với nhiệt độ, vì người bán máy in mã vạch sẽ hướng dẫn bạn biết cách sử dụng firmware để cân chỉnh nhiệt độ.
Câu 6: Tôi muốn sử dụng máy in Laser để in nhãn có được không ?
Trả lời: Được, bạn có thể dùng máy in kim, in phun hay in laser để in nhãn đều được cả nhưng với điều kiện bạn in nhãn dùng trong văn phòng và in với số lượng ít. Nhưng nếu bạn có ý định in nhãn mã vạch dùng cho sản phẩm và in với số lượng nhiều, thì nên chọn máy in nhãn mã vạch chuyên nghiệp làm giải pháp. Các lý do sau đây cho thấy bạn không nên dùng máy in laser để in nhãn mã vạch hay nhãn công nghiệp:
1.Máy in laser in nhãn với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy in nhãn mã vạch chuyên nghiệp nên không thể theo kịp sản xuất. Một máy in Laser trung bình in với tốc độ 10 trang A4/phút (= 10 x 29.70 = 297 cm/phút = 4.95 cm/giây), trong khi 1 máy in mã vạch chuyên nghiệp in trung bình với tốc độ 6 ips (6 inches per second = 6 x 2.54 = 15.24 cm/giây) tức in nhanh gấp 3 lần 1 máy in laser. Các máy in mã vạch ngày nay có tốc độ cao nhất lên đến 12 ips.
2.Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy nhãn dùng cho văn phòng thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ, các nhãn cũng có thể bị tróc ra và dình vào trống từ sẽ làm hư bộ phận này.
3.Nhãn in bằng máy in Laser không có độ bền công nghiệp, không chịu được trầy sướt (cọ sát khi vận chuyển), không chịu được nhiệt độ cao, độ ẩm trong một thời gian dài, không chịu được hoá chất dung môi (rượu, xăng, dầu,…) do đó không bảo quản được các thông tin trên nhãn. Trong khi đó ngược lại, nhãn in bằng máy in nhãn mã vạch chuyên nghiệp luôn có độ bền công nghiệp do tính chất ưu việt của loại mực nhiệt.
Câu 7: Tôi thấy rất nhiều cơ sở sản xuất in nhãn mã vạch bằng máy in laser mà có vấn đề gì xảy ra đâu ?
Trả lời: Là “chưa” có vấn đề chứ không phải “không” có vấn đề. Cần phải hiểu rõ mục đích của các nhãn mã vạch đó là sử dụng vào đâu? ngắn hạn hay không ngắn hạn, trên những sản phẩm loại nào ? Thí dụ, nếu bạn in nhãn mã vạch chủ yếu về giá cả dán trên sản phẩm để trưng bày bán lẻ thì bạn vẫn có thể dùng máy in laser vì các nhãn này cùng với sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày thường xuyên nên nó không có yêu cầu gì về độ bền công nghiệp. Nhưng nếu bạn in nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC chẳng hạn thì bạn nên dùng máy in mã vạch chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm, v.v…). Tôi lấy ví dụ, một người nào đó giả sử bị ngộ độc thực phẩm của một sản phẩm nào đó. Lúc đó thông tin “gốc” của nhãn sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng nên có biện pháp kiểm tra “độ bền” của các thông tin trên nhãn đối với các sản phẩm quan trọng.
Câu 8 :Nếu tôi muốn mua 1 loại máy in nhãn mã vạch thì tôi nên mua loại máy như thế nào ?
1.Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Tối thiểu bạn phải có một máy in mã vạch có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
2.Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW): Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm. Do đó bạn phải để ý đến điều này.
3.Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in nhãn mã vạch có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn mã vạch với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in mã vạch nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM.
4.Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn mã vạch còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.
5.Tốc độ in (Print Speed): Bạn nên có một máy in mã vạch có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in nhãn mã vạch có tốc độ từ 2 – 8 ips.
Câu 9:Tôi đọc tài liệu kỹ thuật thấy các loại máy in nhãn mã vạch chỉ có độ phân giải in là 203 hoặc 300dpi (dots per inch). Tại sao lại thấp như vậy trong khi 1 máy in phun ngày nay có độ phân giải vào khoảng 720×720 dpi ?
Trả lời: Bạn hiểu sai về khái niệm “độ phân giải in” của máy in. Ta không thể so sánh độ phân giải của loại máy in này với độ phân giải của loại máy in khác vì kích thước các phần tử in của mỗi công nghệ in có thể rất khác nhau. Thí dụ, độ phân giải của 1 máy in kim trung bình là 360×360 dpi, của 1 máy in phun trung bình là 720×720 dpi, của 1 máy in laser 1200×1200 dpi. Nhưng máy in mã vạch nhiệt in nét đẹp hơn nhiều so với in kim và in phun. Chỉ có thể so sánh độ phân giải in trong cùng 1 chủng loại máy in